Do đặc điểm nhà ống là diện tích khiêm tốn, chiều ngang hẹp nên việc thiết kế và sắp xếp các chức năng cần phải khéo léo. Thiết kế sao cho đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu về công năng sử dụng. Bài viết sau đây của Fvhome sẽ giúp bạn nắm được những kinh nghiệm thiết kế phòng bếp nhà ống hiện nay.

MỤC LỤC

  1. I. Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống
  2. II. Những mẫu thiết kế bếp đẹp cho nhà ống
    1. 1. Thiết kế phòng bếp thông phòng ăn
    2. 2. Thiết kế phòng bếp thông phòng khách
  3. III. Chọn phong cách cho thiết kế bếp nhà ống
  4. IV. Kinh nghiệm lựa chọn tủ bếp cho nhà ống
  5. V. Yếu tố phong thủy trong nội thất nhà bếp
    1. 1. Hướng
    2. 2. Màu sắc
    3. 3. Diện tích

I. Đặc điểm chung của phòng bếp nhà ống

Hiện nay, nhà ống (hay nhà lô) là một kiểu kiến trúc rất phổ biến, được nhiều gia đình lựa chọn để xây dựng ngôi nhà của mình.

Nhìn chung, phòng bếp nhà ống thường sử dụng những gam màu trung tính nhẹ nhàng, với các chi tiết nội thất đơn giản, thanh mảnh. Dưới bàn tay tài hoa và con mắt thẩm mỹ của các nhà thiết kế, không gian phòng bếp hạn hẹp trong nhà ống cũng có thể trở nên vô cùng thoáng đãng và bắt mắt.

Phòng bếp nhà ống mang những đặc điểm chung:

  • Diện tích nhỏ, bề ngang hẹp
  • Mở rộng về chiều sâu.
  • Ánh sáng tự nhiên bị hạn chế

Mẫu phòng bếp nhà ống

Đọc thêm: 

  • LỜI KHUYÊN: Chọn các loại tủ bếp bằng gỗ thế nào cho tốt?
  • Xem ngay cách bố trí phòng bếp để VƯỢNG GIA
  • Đón đầu trào lưu với những mẫu gạch ốp tường phòng bếp ấn tượng

Việc thiết kế phòng bếp cho nhà ống cần khắc phục được những đặc điểm trên bằng cách tận dụng không gian một cách thông minh, hứng được ánh sáng tự nhiên mà vẫn đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng.

II. Những mẫu thiết kế bếp đẹp cho nhà ống

1. Thiết kế phòng bếp thông phòng ăn

Thiết kế phòng bếp thông phòng ăn được lựa chọn sử dụng nhiều bởi nhiều ưu điểm: không chỉ thuận tiện trong việc di chuyển nấu nướng mà còn có tác dụng tiết kiệm không gian, rút ngắn khoảng cách, khoảng thời gian từ nhà bếp đến phòng ăn.

Tuy nhiên, việc kết hợp này cũng gây nên những bất tiện khi việc nấu nướng tạo ra khói, dầu mỡ và ám mùi quá nhiều, không khí ngột ngạt khiến người dùng bữa cảm thấy không thoải mái, giảm khẩu vị gây mất cảm hứng ăn uống.

Nếu chọn kiểu thiết kế này, bạn cần khắc phục được những bất tiện trên bằng cách lắp đặt hệ thống khử mùi và làm mát hợp lý.

Mẫu thiết kế phòng bếp thông phòng ăn

2. Thiết kế phòng bếp thông phòng khách

Đây là giải pháp tối ưu cho cả những căn nhà có diện tích nhỏ và diện tích lớn, giúp tận dụng tối đa không gian của ngôi nhà.

Tuy nhiên, việc thiết kế phòng bếp thông với phòng khách sẽ yêu cầu giữa các phòng phải luôn được giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng.

Gia chủ có thể kết hợp bàn ăn chung với bàn phòng khách để tiết kiệm không gian, nhưng tốt nhất vẫn nên có bàn ăn riêng để phòng khi khách đến.

Mẫu phòng bếp thông phòng khách

 

Gia chủ cũng có thể bố trí vách ngăn phòng bếp và phòng khách, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa tạo được sự riêng tư.

Sử dụng vách ngăn giữa phòng bếp và phòng khách đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao

III. Chọn phong cách cho thiết kế bếp nhà ống

Mỗi ngôi nhà đều phản ảnh lên phong cách, lối sống của gia chủ. Vậy nên việc xác định rõ phong cách cho phòng bếp của ngôi nhà là điều rất quan trọng. Hiện nay, 2 phong cách thường được áp dụng vào thiết kế phòng bếp nhà ống là phong cách hiện đại và phong cách Tân cổ điển.

Phong cách hiện đại Phong cách Bắc Âu Phong cách Tân cổ điển
Ưu điểm – Các chi tiết đường nét thiết kế, nội thất phóng khoáng.

– Hoạ tiết trang trí đơn giản: các hình học, đường thẳng.

– Hệ thống chiếu sáng hiện đại, tiện nghi

– Không gian mở, tự do, gần gũi với thiên nhiên

– Màu sắc đa dạng, linh hoạt

– Sử dụng các chất liệu hiện đại, đa dạng

– Thời gian thi công nhanh hơn

– Chi phí tiết kiệm hơn

– Điều quan trọng nhất chính là màu sắc phải được kết hợp hài hòa với ánh sáng. Chủ yếu tone màu chủ đạo được lựa chọn là: trắng, xám và màu sữa. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ vì nó có tác dụng “cơi nới” diện tích.

– Nội thất đơn giản, ưu tiên những chất liệu vải vóc, mềm mại.

– Thường sử dụng thảm trải sàn làm điểm nhấn.

– Các chi tiết, đường nét thiết kế, nội thất trau chuốt tỉ mỉ.

– Hoạ tiết trang trí trạm trổ tinh xảo, công phu.

– Hệ thống chiếu sáng: sử dụng các đèn chùm, đèn pha lê,…

– Không gian sang trọng, lộng lẫy

– Chủ yếu sử dụng gam màu trắng, be, vàng

– Sử dụng chất liệu truyền thống: gấm vóc, lụa, đồng, …

Nhược điểm – Vì có thể thiết kế một cách tự do, không cần theo quy chuẩn nên dễ gây hạn chế về thẩm mỹ, gây rối mắt. – Lựa chọn nội thất cần được chú trọng, tinh tế.

– Do tone màu sáng nên cần được dọn dẹp và lau chùi thường xuyên

– Tốn nhiều thời gian thi công

– Tốn nhiều chi phí hơn.

Phòng bếp nhà ống thiết kế theo phong cách hiện đại

 

Phòng bếp phong cách Bắc Âu nhẹ nhàng, tinh tế
Phòng bếp nhà ống thiết kế theo phong cách tân cổ điển

Từ những điểm khác biệt giữa phong cách hiện đại và tân cổ điển trên, chúng tôi tin rằng mỗi gia đình sẽ lựa chọn được hướng thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng.

IV. Kinh nghiệm lựa chọn tủ bếp cho nhà ống

Để chọn lựa được tủ bếp phù hợp với phòng bếp nhà ống, gia chủ cần lưu tâm đến các yếu tố sau:

  • Do nhà ống thường hẹp bề ngang và sâu về chiều dài, gia chủ nên chọn các mẫu tủ chữ I, chữ L hoặc tủ bếp song song để tiết kiệm diện tích.
  • Tủ có chi tiết thiết kế đơn giản, tạo sự hài hoà về không gian nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi.
Mẫu tủ bếp chữ I sang trọng, tiện nghi
Mẫu tủ bếp chữ L hiện đại với vân gỗ ấn tượng
Tủ bếp song song phù hợp với không gian bếp hẹp

V. Yếu tố phong thủy trong nội thất nhà bếp

1. Hướng

Yếu tố hướng rất quan trọng trong việc quyết định căn nhà có hợp phong thuỷ hay không. Một số kiêng kỵ gia chủ cần lưu tâm để có một gian bếp hợp phong thuỷ

  • Tránh đặt bếp nấu ngược hướng nhà: bởi bếp quay lưng lại với hướng nhà là không thuận
  • Bếp không được thẳng với cửa chính nhà, bởi nếu đặt bếp nhìn thẳng ra cửa sẽ dẫn khí xông vào nhà, gây ảnh hưởng xấu đến tiền tài của gia chủ và sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Bếp ăn tránh từ cửa chính nhìn vào
  • Kiêng nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh, bởi phòng bếp là nơi nấu ăn, dùng bữa cần tránh vi khuẩn, vi trùng từ nhà vệ sinh, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình
  • Không nên kê bếp gần phòng ngủ, bởi dầu mỡ, mùi thức ăn, nóng bức từ bếp gây khó chịu cho người trong phòng
  • Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu xiên khoai vào bếp: bếp nếu đặt theo hướng mặt trời là không tốt, ánh sáng chiếu vào có hại cho mọi người.
  • Đặt hướng bếp tránh góc nhọn chĩa thẳng: bếp là nơi nuôi sống gia đình, nên sức khỏe mọi người sẽ bị ảnh hưởng nếu góc nhọn chiếu thẳng.

2. Màu sắc

Trong phong thuỷ, màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng.

Để phòng bếp của bạn hài hoà về phong thuỷ, màu sơn tường, màu các thiết bị nội thất cần phù hợp với ngũ hành.

Phòng bếp nên sử dụng các gam màu như xanh, vàng, be,… tránh sử dụng các gam màu nóng. Màu trắng và màu trung tính sẽ là sự lựa hoàn hảo, phù hợp với mọi chi tiết, vật dụng trong phòng bếp, tạo không gian thoáng đãng.

Sự hài hoà về màu sắc trong thiết kế phòng bếp nhà ống

3. Diện tích

Tuỳ theo mỗi căn nhà, phòng bếp sẽ được thiết kế với diện tích phù hợp. Thông thường, phòng bếp sẽ có diện tích 15-25-30m2, theo đó mà gia chủ sẽ cân nhắc, bố trí các thiết bị, nội thất sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo phong thuỷ cho căn nhà của mình.

Trên đây là những kinh nghiệm về thiết kế phòng bếp nhà ống. Hy vọng rằng, với những chia sẻ đó, mỗi gia đình sẽ lựa chọn cho căn nhà của mình mẫu thiết kế phòng bếp đẹp và phù hợp nhất.