Gỗ công nghiệp (CN) nói chung được cấu tạo bởi 2 phần cơ bản: phần cốt gỗ ( bên trong) và bề mặt phủ ( bên ngoài). Trong một bài viết khác, Fvhome đã đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về các loại ván gỗ CN như MFC, MDF, HDF- đây chỉ là cấu tạo phần cốt bên trong của tấm gỗ CN. Trong báo giá thi công nội thất mà đơn vị thi công gửi, khách hàng hay gặp cụm từ “ gỗ CN MDF “phủ melamine” hay “phủ laminate”- đây chính là nói đến phần bề mặt bên ngoài của gỗ. Ở bài này, Fvhome tiếp tục cung cấp những tóm tắt đơn giản, dễ hiểu nhất để quý khách hàng hiểu rõ hơn về các khái niệm bề mặt của gỗ CN
1- Thế nào là Melamine? Laminate? Acrylic hay Veneer?
- Melamine: là lớp giấy trang trí nhúng keo nhựa melamine. Loại keo này dùng để tăng độ bền cho sản phẩm, tăng khả năng chống cháy, chống ẩm mốc, chống thấm cho các sản phẩm nội thất
- Laminate: cũng là 1 loai vật liệu bề mặt để phủ lên ván gỗ CN để trang trí và bảo vệ cốt gỗ bên trong, nhưng cao cấp hơn, laminate được cấu tạo từ 3 lớp: giấy kraft, giấy trang trí và lớp phủ ngoài, và được ép bằng công nghệ HPL- 1 loại công nghệ cao cấp, hiện đại
- Acrylic: là loại tấm phủ bề mặt cao cấp được sản xuất trên dây truyền hiện đại, thành phần được tinh chế từ dầu mỏ. Tấm Acrylic thường có 3 lớp: nhựa ABS, lớp nhựa trong và lớp phủ ngoài chống trầy xước
- Veneer: nguồn gốc là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra có độ dày từ 0,3-0,6mm, rồi dán lên bề mặt gỗ. Nó mang đủ đặc điểm của gỗ tự nhiên: vân gỗ đẹp, có độ đàn hồi sau khi tẩm sấy
2- So sánh sự khác nhau trong ưu nhược điểm và ứng dụng phổ biến của từng loại:
Từ những giản lược trong so sánh trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn có thể phần nào nhận biết được các loại bề mặt phủ gỗ CN khác nhau. Từ đó có những lựa chọn phù hợp cho không gian nội thất của mình.