Tủ bếp chất liệu nào có độ bền cao nhất? Được sử dụng nhiều nhất? Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MFC, MDF bề mặt laminate hay veneer, acrylic hay gỗ ván ghép… là những loại gỗ thường được dùng để làm tủ bếp. Mỗi loại có một độ bền khác nhau, hãy cùng Fvhome tìm hiểu từng chất liệu để có được sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho căn bếp của bạn!
1. Tủ bếp được làm từ gỗ tự nhiên
Tủ bếp gỗ tự nhiên thường có giá thành cao hơn hẳn các loại tủ bếp khác nhưng xét về độ bền nó không đứng hàng đầu. Vẻ đẹp đặc biệt của gỗ tự nhiên được tạo nên nhờ những hoa văn độc nhất vô nhị và sự sang trọng cho không gian. Các loại gỗ tự nhiên thường được dùng làm tủ bếp gỗ thông, gỗ xoan, gỗ sồi, căm xe… mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng.
- Gỗ căm xe: Loại gỗ này có ưu điểm là chắc, bền, chịu nước tốt, kháng mối mọt, vân đẹp. Tuy nhiên giá thành rất cao.
- Gỗ xoan đào: Chắc, bền, chịu nước, kháng mối mọt, vân đẹp, giá thành chấp nhận được. Nhược điểm là màu sắc gỗ hơi sẫm, không có màu tươi sáng.
- Gỗ sồi trắng: Nhẹ, chắc, bền, vân đẹp, màu sáng, giá thành chấp nhận được nên được sử dụng khá phổ biến.
Nhược điểm khiến gỗ tự nhiên không hoàn hảo trong thiết kế tủ bếp đó là là nó dễ bị mối mọt, thấm nước và cong vênh trước những biến đổi của thời tiết. Trong khi đó, khí hậu nước ta là khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ và độ ẩm có sự biến động rất lớn theo mùa.
Vì vậy khi mua hàng khách hàng nên chọn mua tủ bếp của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo ít bị mối mọt – cong vênh, kéo dài tuổi thọ và vẻ đẹp của sản phẩm.
2. Tủ bếp được làm từ gỗ MFC bề mặt veneer
Gỗ veneer trong thiết kế tủ bếp cũng bao gồm cốt gỗ MFC có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ. Thêm vào đó, ưu điểm nổi bật của bề mặt này là sự đa dạng về màu sắc và các vân gỗ, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệt như gỗ hay chất liệu khác.
Một trong những đặc điểm nổi bật nữa của chất liệu gỗ Veneer đó là rất dễ làm cong, uốn lượn, tạo góc trang trí trên bề mặt. Bởi vậy, loại gỗ Veneer này còn được sử dụng để tạo nên sản phẩm vách ngăn bàn làm việc dùng trong các văn phòng hiện đại. Tuy nhiên độ bền và sức chịu lực của gỗ Veneer không cao như Laminate, dễ bị thấm nước dẫn đến hỏng hóc.
3. Tủ bếp được làm từ gỗ ván ép
Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ được làm từ những mảnh gỗ vụn, mùn cưa hay thậm chí là bã mía, xơ dừa… người ta có thể ép lại thành những tấm lớn từ đó đóng thành tủ bếp.
Ưu điểm: Tủ bếp từ chất liệu gỗ ép công nghiệp có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
Nhược điểm: Độ độ bền không cao. Khi dùng tủ ván ép bạn hạn chế để tủ tiếp xúc trực tiếp với nước: Kệ tủ bếp không nên đặt trực tiếp lên sàn, tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc, các ngăn tủ cũng nên được lắp hệ miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt…
4. Tủ bếp được làm từ gỗ MFC phủ Arcylic
Chất liệu gỗ Acrylic là loại gỗ công nghiệp MFC cốt xanh chịu ẩm và bề mặt acrylic bóng bẩy và mang vẻ hiện đại đến cho gian bếp.
Gỗ công nghiệp MFC được làm từ các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. Hoàn toàn không sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như người ta vẫn nghĩ.
Gỗ MFC phủ arcylic trong thiết kế tủ bếp còn là loại MFC có khả năng chống ẩm tốt, bề mặt là lớp arcylic sáng đẹp, dễ dàng vệ sinh, đồng thời có khả năng chống ẩm và trầy xước.
5. Tủ bếp được làm từ gỗ MFC phủ Laminate
Trong các loại chất liệu làm nên tủ bếp hiện nay, chất liệu Laminate có độ bền và khả năng chịu đựng sức nặng tốt nhất, thậm chí còn hơn cả gỗ tự nhiên. Bề mặt Laminate còn được sản xuẩt theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp đế và 2 lớp bề mặt.
Mỗi tấm Laminate có kích thước tiêu chuẩn thông thường là 1.220 x 2.440 mm bề dày 0,8 mm. Với tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ chế sản xuất như vậy, tấm Laminate có nhiều đặc tính ưu việt mà không phải vật liệu nào cũng có được: Tính chịu lực cao, không thấm nước, màu sắc đồng đều và có thể uốn cong tạo nên các nét bo tròn mềm mại…
Ngoài ra, sản phẩm tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp phủ Laminate có giá phải chăng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, mẫu mã đẹp và màu sắc rất phong phú, từ màu nhạt đến màu đậm, từ sự phá cách đến những họa tiết tinh tế.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích về Tủ bếp của chúng tôi tại:
- https://fvhome.vn/5-mau-sac-co-ban-phu-hop-de-thiet-ke-tu-bep-gia-dinh/
- https://fvhome.vn/xu-huong-bep-dep-hien-dai-nam-2019/
- https://fvhome.vn/goi-y-mau-sac-ly-tuong-cho-phong-bep/
- https://fvhome.vn/20-mau-phong-va-phong-bep-dep-khien-ban-man/