Lựa chọn những bộ bàn ghế gỗ cho phòng khách nhỏ của gia đình mình luôn là vấn đề khiến gia chủ mất nhiều thời gian và công sức. Làm vơi đi mối bận tâm này, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp để các gia chủ có cái nhìn tổng quan nhất. Kèm theo đó, một vài gợi ý của Fvhome về kiểu dáng thiết kế ghế gỗ phù hợp cho phòng khách nhỏ sẽ giúp việc bài trí đơn giản thêm nhiều.
Bàn ghế gỗ cho phòng khách nhỏ
I. Kiểu dáng bàn ghế gỗ cho phòng khách nhỏ
Không giống như các phòng khách có diện tích rộng rãi, phòng khách nhỏ mang lại cảm giác ấm cúng và quây quần hơn. Tuy nhiên, vì diện tích hạn chế nên đặt ra yêu cầu về thiết kế chính xác kích thước các bộ bàn ghế, tránh bị quá to tạo sự bất tiện cho gia chủ. Dưới đây là 2 mẫu ghế gỗ cho phòng khách nhỏ để bạn tham khảo.
1. Ghế hình chữ L
a. Ưu điểm
– Phù hợp không gian phòng khách người Việt: Đa phần người Việt thường thiết kế phòng khách theo hình chữ nhật hoặc hình vuông nên ghế chữ L sẽ tận dụng triệt để các góc của căn phòng, đặc biệt rất dễ kết hợp với bàn trà và các món đồ nội thất khác tạo nên sự gọn gàng.
– Che khuyết điểm: Ghế gỗ chữ L sẽ giúp bạn che đi những thiếu sót của phòng khách như góc nhà bị méo.
– Linh hoạt khi sử dụng: Ghế gỗ chữ L có thể dễ dàng tháo rời và di chuyển. từ đó tạo sự linh hoạt cho gia chủ khi muốn thay đổi không gian bài trí theo nhiều góc khác nhau. Nếu nhà bạn sở hữu một phòng khách dài và hẹp thì hãy sắp xếp ghế theo một đường thẳng, sẽ tiết kiệm diện tích rất nhiều.
– Kiểu dáng đa dạng: Trên thị trường hiện nay, các mẫu ghế gỗ chữ L được thiết kế theo nhiều kiểu dáng hiện đại cùng đường nét vuông vắn, kết hợp với tay vịn tạo vẻ đẹp trẻ trung.
b. Nhược điểm
– Giá thành cao: Ghế gỗ chữ L cho phòng khách thường có giá đắt hơn các loại ghế khác như sofa nỉ hay các sofa chữ L khác cùng phân khúc, tuy nhiên chất lượng cũng luôn đi đôi với giá thành.
– Đối với các ghế sofa gỗ chữ L có đệm rời, phần đệm mút đa phần không tạo cảm giác êm ái nhất bởi không có lò xo như đệm liền. Bên cạnh đó, phần tựa lưng không thể thay đổi độ nghiêng theo mong muốn như sofa da hay nỉ nên không thoải mái, dễ chịu khi nằm và tựa lưng.
Nhìn chung, từ việc tận dụng tốt các góc trong không gian, ghế gỗ chữ L sẽ tiết kiệm diện tích rất nhiều cho phòng khách nhỏ cùng sự ngăn nắp, gọn gàng. Thêm vào đó, kiểu dáng ghế này vừa có thể ngồi đón khách, vừa có thể ngả lưng để nằm ngủ cực tiện lợi và đi kèm cách kết hợp đồ nội thất dễ dàng.
Đọc thêm:
- Chọn gạch nền phòng khách thế nào cho hợp lý?
2. Ghế hình chữ I
a. Ưu điểm
– Tiết kiệm diện tích tối đa: Trong những phòng khách có diện tích nhỏ, ghế sofa chữ I mở rộng không gian, làm lối đi thông thoáng hơn nhờ thiết kế gọn gàng, từ đó không gian sống cũng thoải mái và tiện nghi hơn.
– Di chuyển dễ dàng: Những ghế gỗ chữ I thường được thiết kế với chiều dài từ 1m6 đến 2m3 nên có trọng lượng tương đối nhẹ, do đó gia chủ có thể di chuyển những chiếc ghế đặt để ở những vị trí khác nhau trong phòng khách một cách linh động, đem tới hơi thở mới cho không gian nội thất.
– Mang tới không gian năng động, trẻ trung: Những mẫu ghế gỗ chữ I thường sở hữu kiểu dáng hiện đại. Cùng với đó, một vài ghế sofa gỗ đi kèm đệm ngồi màu sắc đa dạng mang lại sự tươi mới, tràn đầy sức sống cho phòng khách.
b. Nhược điểm
– Nhiều loại ghế gỗ chữ I dễ bị cong vênh, mối mọt nếu thời tiết quá hanh khô.
– Không có nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng như các ghế sofa chữ I bằng chất liệu vải hay nỉ,…
– Thiết kế đa phần thường đơn giản hơn những mẫu ghế gỗ kiểu dáng hình chữ L.
Dễ dàng thấy được ghế gỗ hình chữ I không chỉ tiết kiệm không gian đáng kể cho phòng khách có diện tích nhỏ mà còn giúp người dùng dễ dàng lắp đặt, di chuyển, tương đối phù hợp với mọi vị trí nhờ kích thước gọn nhẹ. Khi lựa chọn kiểu dáng này, phòng khách nhỏ nhà bạn thêm hiện đại, trẻ trung và năng động.
II. Nên chọn loại gỗ gì?
1. Gỗ tự nhiên
a. Ưu điểm
– Bền theo thời gian: Gỗ tự nhiên như gỗ xoan đào, gỗ pơ mu, tùng vàng, tùng đỏ,…thường có độ bền rất cao. Đặc biệt, một số loại gỗ quý như gỗ Gụ, gỗ Trắc, Đinh Hương, Giáng Hương,…còn gia tăng tuổi thọ gỗ theo thời gian sử dụng.
– Đẹp: Mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng riêng biệt của từng loại gỗ. Tùy vào sở thích của mỗi gia chủ mà chọn loại ghế có vân gỗ, màu sắc phù hợp. Thông thường, những bộ bàn ghế được giữ màu tự nhiên của gỗ hoặc sơn màu cánh gián, nâu vàng nhạt hay đậm theo từng sở thích.
– Bền với nước: Khi được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng, gỗ tự nhiên mang theo độ bền cao khi tiếp xúc với nước.
– Chắc chắn: So với gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên có độ chắc chắn hơn rất nhiều và chịu được va đập mạnh.
– Thẩm mỹ, họa tiết: Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau làm người thợ có thể tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính nghệ thuật đầy phong phú. Điều này thường không thể thực hiện trên gỗ công nghiệp bởi loại gỗ này được sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, không thể ghép lại như gỗ tự nhiên.
b. Nhược điểm
– Giá thành cao: Gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn nhiều so với gỗ công nghiệp do ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên đều được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao. Hơn nữa, chi phí gia công gỗ tự nhiên cao do phải làm thủ công nhiều, không sản xuất được hàng loạt như gỗ công nghiệp.
– Cong vênh, co ngót: Khi người thợ bố trí kích thước không hợp lý, ghép mộng không đúng kỹ thuật, sau một quá trình sử dụng, hiện tượng cong vênh sẽ dần xuất hiện trên những bộ bàn ghế tạo ra các kẽ hở không được đẹp mắt.
2. Gỗ công nghiệp
a. Ưu điểm
– Giá thành thấp: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên nên chi phí nhân công ít hơn, có thể sản xuất ngay mà không cần qua giai đoạn tẩm sấy.
– Không cong vênh, co ngót: Đây được xem là đặc điểm ưu việt của gỗ công nghiệp.
– Màu sắc đa dạng: Gỗ công nghiệp có thể sơn nhiều màu khác nhau tùy theo sở thích của từng gia chủ, mang đến phong cách thiết kế hiện đại, có tính ứng dụng cao.
– Thời gian thi công, sản xuất nhanh chóng: Phôi gỗ công nghiệp thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên người thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công xẻ gỗ, bào, gia công bề mặt, từ đó thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên và có thể sản xuất được hàng loạt.
b. Nhược điểm
– Độ bền kém: Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên dễ bị bung liên kết keo trong gỗ, gây nấm mốc, mối mọt, dẫn đến tuổi thọ của gỗ ngắn. Để hạn chế tình trạng này, bề mặt gỗ cần được sơn từ 4 đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần tránh để gỗ tiếp xúc với nước.
– Họa tiết, đường soi đơn giản: Do đặc điểm cơ lý khá mềm cùng sự liên kết của gỗ công nghiệp, việc chạm khắc và sản xuất hàng loạt các chi tiết mỹ thuật gồm họa tiết, hoa văn, đường soi,…không thể thực hiện được như trên gỗ tự nhiên.
Trên đây là những ưu, nhược điểm riêng về từng loại gỗ nhằm giúp các gia chủ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn mẫu bàn ghế gỗ cho phòng khách nhỏ của gia đình mình. Hy vọng 2 kiểu dáng ghế mà chúng tôi tư vấn sẽ là gợi ý lý tưởng dành cho ngôi nhà của bạn.